Hỗ trợ trực tuyến
Sản phẩm mới
Việt Nam phẫu thuật cột sống bằng robot
Khoa phẫu thuật cột sống BV Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật cột sống bằng robot.
Việt Nam phẫu thuật cột sống bằng robot (06/12/2012) | Trang in |
PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng Viện chấn thương chỉnh hình, trưởng khoa Phẫu thuật cột sống đang thăm hỏi BN
Khoa phẫu thuật cột sống BV Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật cột sống bằng robot. Thay vì mổ bằng tay với những vết mổ lớn, nhiều tổn thương, lần đầu tiên tại Đông Nam Á, Khoa Phẫu thuật cột sống bệnh viện Việt Đức đã tiến hành phẫu thuật cột sống bằng robot. Hết đau ngay sau mổNgày 5/12 Bệnh viện Việt Đức đã tổ chức hội thảo “phẫu thuật cột sống bằng robot định vị chính xác” cho các bác sĩ chuyên ngành cột sống tại các tỉnh phía Bắc và công bố hai ca mổ thành công đầu tiên. Trao đổi với PV, chị Nguyễn Thị T, 49 tuổi (Sơn Tây) chia sẻ: “Sau khi được các bác sĩ phẫu thuật chân tôi không còn bị tê nữa, tôi cảm thấy rất vui và hạnh phúc”. Chị T cho biết thêm, cách đây 7 tháng chị đã bị đau vùng lưng, đi khám tại tỉnh, bác sĩ kết luận thoát vị đĩa đệm phải phẫu thuật. Sau phẫu thuật 4 tháng chị không đi được, chồng con phải phục vụ và cũng từ đó đến nay lưng chị ngày càng đau, mông sưng, chân teo và tê đi lại khó khăn...chị gần như không làm được gì, nấu chút cơm cũng phải nghỉ mấy lần. Gần đây, đau quá không chịu được chị xuống Hà Nội khám thì được kết luận, hẹp ống sống kèm trượt mất vững cột sống. Chiều 4/12, chị đã được chuyên gia Đức và các bác sĩ Việt Đức mổ bằng kỹ thuật robot. Hiện tại hai chân chị đã hết đau và tê. Kết quả chụp phim sau mổ, bệnh của chị đã hoàn toàn ổn định. Tương tự, chị Thân Thị T., 66 tuổi (Hà Tĩnh), bị trượt đốt sống L4, L5 và hẹp ống sống nặng, khiến chị đau đớn và chỉ đi được không quá 50m. Chị đã chữa trị nhiều nơi nhưng không hề thuyên giảm. Nhưng sau khi mổ bằng kỹ thuật robot tại bệnh viện Việt Đức chân chị đã hết đau và tê ngay cả khi đi nhẹ. Theo PGS.TS Nguyễn Văn Thạch, Viện trưởng Viện Chấn thương chỉnh hình, Trưởng khoa Phẫu thuật cột sống cho biết, đây là một kỹ thuật tiến tiến nhất trên thế giới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam. Kỹ thuật này được ứng dụng không chỉ trong bắt vít cột sống, bơm sinh măng sinh học, phẫu thuật vẹo cột sống mà sẽ giúp sinh thiết một cách chính xác và an toàn nhất. Với độ chính xác tới 1mm (1/25 inch), trước khi tiến hành mổ, bác sĩ phẫu thuật sử dụng hệ thống robot lập trình kế hoạch cho ca mổ dựa vào các thông tin của người bệnh. Trong suốt quá trình phẫu thuật, hệ thống robot giúp bác sĩ phẫu thuật định vị chính xác các vị trí theo lập trình đã có sẵn. Ưu điểm của hệ thống được phát huy nhiều nhất trong các ca mổ phức tạp, đòi hỏi độ chính xác cao, mang đến kết quả phẫu thuật tuyệt vời, giảm thiểu tối đa liều lượng tia X cho người bệnh và bác sĩ. Nhanh và độ chính xác đạt 99,7%ThS Đinh Ngọc Sơn, Phó khoa Phẫu thuật cột sống cũng cho biết, phẫu thuật cột sống là một loại phẫu thuật khó, đòi hỏi tay nghề cao vì thường dễ bị tổn thương các dây thần kinh để lại các di chứng nặng nề, thậm chí là bị liệt hoàn toàn. Trong khi đó các phương pháp mổ mở truyền thống thường kéo theo các di chứng như sẹo lớn, các tế bào bị tổn thương nhiều, mất nhiều máu…và có một số biến chứng dễ xảy ra như nhiễm trùng... Còn phương pháp mổ ít xâm lấn tuy vết mổ nhỏ hơn nhưng sẽ phải chụp Xquang nhiều lần để quan sát. Việc phát tia X nhiều sẽ có nguy cơ ung thư cho cả bác sĩ và bệnh nhân. Đặc biệt, khi thực hiện các kỹ thuật vít vẫn phải dựa vào kinh nghiệm của bác sĩ nên không tránh khỏi tình trạng vít lệch hoặc vào ống sống gây nguy hiểm cho bệnh nhân. Trên thế giới tỷ lệ bị tổn thương dây thần kinh khi thực hiện mổ ít xâm lấn vẫn cao (khoảng 2%), vì thế vẫn có người bị xương sống biến dạng, dị hình... Do đó, việc sử dụng robot trong khi tiến hành mổ ít xâm lấn với độ chính xác 99,7% không chỉ giúp bệnh nhân an toàn, giảm rủi ro trong phẫu thuật, giảm đau, ít gây sẹo, phục hồi nhanh. Đặc biệt, với độ chính xác cao và ổn định nên cho dù bệnh nhân có cấu trúc xương sống phức tạp do bị dị hình hoặc vẹo thì vẫn đảm bảo an toàn. Việc áp dụng phẫu thuật robot định vị cột sống trên thế giới được bắt đầu từ năm 2001 và chưa có trường hợp nào gây tổn thương vĩnh viễn dây thần kinh... PGS.TS Thạch cho biết, với phần mềm hỗ trợ của robot thì các bác sĩ có thể hoàn thành lập trình trước khi mổ, vì thế sẽ rất thuận lợi cho cuộc phẫu thuật được tiến hành với thời gian nhanh nhất. Và việc ứng dụng robot vào phẫu thuật cột sống sẽ được thực hiện thường quy tại BV Việt Đức để đảm bảo an toàn cho các bệnh nhân. PhungLan.CHITI Theo Giadinh.Ne |